Việc chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi đóng vai trò rất quan trọng, không những giúp mũi sau khi nâng nhanh chóng lành lặn và có vẻ đẹp hoàn hảo mà còn đề phòng những rủi ro, biến chứng hậu phẫu không mong muốn. Vậy cách chăm sóc sau nâng mũi như thế nào tốt nhất, 10 lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.
1. Tình trạng sưng đau sau nâng mũi
Ngày đầu tiên sau phẫu thuật nâng mũi, mũi sẽ bắt đầu đau và sưng nề, hiện tượng này giảm dần qua các ngày tiếp theo. Đây là diễn biến bình thường trong quá trình hồi phục vết thương hậu phẫu và sẽ chấm dứt sau 3 – 5 ngày, không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như kết quả thẩm mỹ nếu bạn thực hiện chế độ chăm sóc đúng đắn.
Tuy nhiên, nếu mũi sưng nề kéo dài, có biểu hiện tụ máu, bầm tím mà không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để theo dõi tình hình và tìm phương pháp khắc phục, bởi rất có thể vết thương đã bị nhiễm trùng, biến chứng do kỹ thuật mổ của bác sĩ mắc sai sót, cách chăm sóc sau nâng mũi của bạn không đảm bảo hoặc chất liệu sụn không tương thích với mũi.
2. Giữ vết thương phẫu thuật nâng mũi khô ráo, sạch sẽ
Vài ngày đầu sau phẫu thuật nâng mũi , bạn tuyệt đối không rửa mặt bằng nước lã nhằm tránh nước dây vào vết thương làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Bạn chỉ nên vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý theo sự hướng dẫn của bác sĩ
3. Uống thuốc theo đơn của bác sĩ
Thuốc kháng sinh, giảm đau sẽ giúp kháng viêm, giảm phù nề, rất cần thiết cho quá trình hồi phục vết thương sau nâng mũi.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ kê, không tự ý uống các loại thuốc khi chưa có sự cho phép, chỉ định của bác sĩ.
4. Chườm đá và chườm ấm giúp giảm sưng đau sau nâng mũi
Như đã nói, sau phẫu thuật nâng mũi, mũi sẽ có biểu hiện sưng đau. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần chườm đá lạnh lên mũi liên tục trong 1 – 2 ngày đầu. Tuy nhiên, bạn lưu ý đặt một miếng vải mềm lên mũi và bọc đá lạnh trong miếng nilon để tránh nước đá dính vào vết thương gây nhiễm trùng.
Qua ngày thứ 3, nếu mũi vẫn còn sưng đau nhiều, bạn có thể sử dụng quả trứng gà luộc đã bóc vỏ hoặc miếng khăn ấm để chườm quanh mũi giúp giảm đau, tiêu sưng hiệu quả.
Ngoài ra, việc uống 1 ml mật gấu pha nước ấm mỗi ngày cũng là cách chăm sóc sau nâng mũi rất tốt giúp đánh tan máu bầm trên mũi.
5. Không massage sau nâng mũi, tránh va đập lên mũi
Thời gian đầu sau phẫu thuật nâng mũi, chất liệu độn chưa thể thích nghi hoàn toàn với “môi trường mới” nên còn khá lỏng lẻo và kết cấu mũi chưa chắc chắn, chỉ một sự tác động nhỏ cũng có thể khiến mũi bị lệch, vẹo, không giữ được hình dáng như ý.
Vì vậy, để có kết quả nâng mũi đẹp mĩ mãn, trong tháng đầu sau phẫu thuật bạn nên tránh đụng chạm lên mũi, không massage, sờ nắn mũi, vận động mạnh hoặc va đập vào mũi càng cần tuyệt đối kiêng kị.
6. Tránh để vết thương tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Vết thương hở rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, có thể khiến sắc tố da vùng phẫu thuật trở nên đậm màu hơn, lộ sẹo mổ. Bởi vậy, che chắn mũi cẩn thận, tránh ánh nắng mặt trời là cách chăm sóc sau nâng mũi cần thiết để vết thương chóng lành, không để lại sẹo.
7. Sau phẫu thuật nâng mũi nên ngủ ở tư thế nằm ngửa
Việc nằm ngửa và kê gối cao hơn sẽ giúp mũi được cố định, không bị vẹo lệch
8. Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và rút ngắn thời gian lành vết thương sau phẫu thuật nâng mũi.
Thịt nạc heo, sản phẩm từ sữa, rau củ quả giàu vitamin C,…là những thực phẩm bạn cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mình.
9. Kiêng các thức ăn, đồ uống dễ tạo sẹo
Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, song bạn nên tránh một số thực phẩm và các đồ uống làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây sẹo vết thương sau nâng mũi, cụ thể: thịt bò, thịt gà, hải sản, đồ nếp, rau muống, trứng,…rượu, bia, chất kích thích,…
10. Tái khám theo định kỳ
Cùng với việc áp dụng cách chăm sóc sau nâng mũi hiệu quả, bạn cũng cần trở lại cơ sở thẩm mỹ để thay băng, cắt chỉ và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để tiện theo dõi quá trình hồi phục, lành lặn vết thương cũng như tiên liệu trước các dấu hiệu biến chứng không mong muốn (nếu có) để đưa ra phương pháp khắc phục kịp thời.
Có thể nói, chế độ chăm sóc sau nâng mũi rất quan trọng, giúp vết thương nhanh lành lặn, tránh nguy cơ biến chứng, và là khâu cuối cùng quyết định đến kết quả thẩm mỹ có trọn vẹn như ý hay không. Hi vọng 10 lưu ý về cách chăm sóc sau nâng mũi trên đây sẽ là cẩm nang hữu ích cho bạn.