Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh mắt to mắt nhỏ? Liệu rằng lớn lên mắt có trở về trạng thái bình thương hay không? Là nỗi niềm của rất nhiều ông bố bà mẹ khi phát hiện em bé sinh ra có đặc điểm hai bên mắt không đều nhau, một bên bị to/nhỏ hơn so với bên còn lại.
“Lo quá, sinh cháu ra tôi phát hiện đôi mắt 2 bên không đều nhau, một bên nhìn nhỏ hơn so với bên còn lại. Không hiểu tại sao lại có tình trạng này, không biết lớn có hết không?”
“Con gái tôi có đôi mắt 2 bên không đều nhau từ khi mới sinh, hiện tại đã 3 tháng tuổi và chưa thấy sự thay đổi tích cực nào. Lo quá, vì trong gia đình không có ai có đặc điểm này mà cháu có, không biết tại sao mắt lại bên to bên nhỏ, liệu rằng khi lớn mắt có cân đối trơ lại không?”
Lý giải nguyên nhân trẻ sơ sinh mắt to mắt nhỏ
Trẻ sơ sinh mắt to mắt nhỏ là tình trạng phát hiện 2 bên mắt của trẻ không đều nhau, có thể một bên to hoặc nhỏ hơn so với bên còn lại. Lý giải cho nguyên nhân có sự xuất hiện lạ thường này:
-
Do trẻ bị sụp mí bẩm sinh
Sụp mí, đừng nghĩ nó chỉ có ở người lớn, người có tuổi mà ngay ở trẻ và đặc biệt là trẻ sơ sinh cũng có thể gặp phải. Gặp phải vấn đề ngay từ khi mới sinh ra là do trong quá trình phát triển thai kì không hoàn thiện hoặc có những tác động khiến cơ nâng mí mắt gặp trục trặc dẫn đến mí mắt không thể nâng cất lên như bình thường.
-
Do nếp mí 2 bên mắt của trẻ không đều nhau
Nếp mí không đều nhau là câu chuyện rất phổ biến, hai bên nếp mí khác nhau dẫn đến tổng quan đôi mắt sẽ thiếu tương đồng và khi nhìn vào hai mắt không được đều, không cân đối với nhau.
-
Do mắt trẻ có độ lồi 2 bên khác nhau
Mắt lồi (mắt ốc) là một trạng thái cũng khá quen thuộc của mắt. Nhưng có liên quan gì đến tình trạng mắt bên to bên nhỏ? Có, khi độ lồi của 2 bên mắt không giống nhau, một bên mắt lồi nhiều/ một bên lồi ít hơn chắc chắn khi nhìn vào sẽ thấy mắt một bên to một bên bé.
-
Do di truyền
Nếu bố mẹ hoặc những người có cùng huyết thống trong gia đình có đặc điểm mắt bên to bên nhỏ thì câu chuyện trẻ vừa sinh ra đã có đặc điểm này là do được thừa hưởng nguồn gen.
Mắt bên to bên nhỏ có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
- Gây mất thẩm mỹ cho trẻ, khiến trẻ mặc cảm, tự ti về bản thân mình
- Hạn chế tầm nhìn của trẻ, khiến trẻ cảm thấy khó chịu
- Nguy hiểm hơn là dễ gặp chứng nhược thị, gặp tật khúc xạ về mắt
- Cong lệch cột sống khi phải ngửa mặt, xoay mình để ngước nhìn cho rõ
Trưởng thành mắt có trở về trạng thái bình thường không?
Trẻ sơ sinh mắt to mắt nhỏ có trở về trạng thái mắt bình thường khi trưởng thành không? Sự thật là không? Những vấn đề khiến cho mắt trẻ bị mất cân đối chúng đều không tự khỏi, nên khi tưởng thành tình trạng mắt to mắt nhỏ của trẻ cũng không tự hết.
Biện pháp xử lý tình trạng mắt bên to bên nhỏ
Mắt to mắt nhỏ không trở lại trạng thái bình thường khi lớn lên, vậy phải làm sao để xử lý tình trạng này cho trẻ? Điều này các ông bố bà mẹ không thể tự mình thực hiện được, phải đưa trẻ đi thăm khám bác sỹ, bác sỹ sẽ kiểm tra, tìm kiếm chính xác nguyên nhân và thực hiện điều trị tốt nhất cho trẻ.
- Điều trị mắt bên to bên nhỏ khi mắt hai bên lồi không đều nhau: Bác sỹ cần thực hiện một cuộc phẫu thuật để điều chỉnh tật mắt lồi giải quyết vấn đề và ca mổ thường được diễn ra vào khoảng thời gian trẻ từ 2-7 tuổi để có kết quả tốt nhất
- Điều trị mắt to mắt nhỏ vì nguyên nhân sụp mí mắt: Cũng cần tiến hành một ca mổ để có thể khắc phục tốt nhất vấn đề và sau mổ không chỉ hết sụp mí, 2 mắt đều nhau mà mắt còn to, đẹp với nét đẹp mắt 2 mí
- Điều chỉnh mắt to mắt nhỏ vì nguyên nhân nếp mí không đều nhau: Vẫn là thực hiện phẫu thuật, bác sỹ sẽ tạo hình nép gấp mí mắt mới cân đối, rõ nét để vừa có thể khắc phục khuyết điểm mắt to mắt nhỏ, vừa giúp mắt có nét đẹp của mắt 2 mí
Trẻ sơ sinh mắt to mắt nhỏ rất dễ để phát hiện ra vấn đề, và ngay lập tức hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ để được thăm khám rồi chữa trị. Việc thăm hám, điều trị nên được thực thi càng sớm càng tốt, để lâu sẽ càng có thêm nhiều mối nguy cho trẻ.
Website: Lamdepcungban.vn