Cùng với tay nghề, kỹ thuật thực hiện của bác sĩ thì chất liệu sụn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định kết quả của ca nâng mũi. Bài viết này, lamdepcungban.vn sẽ giới thiệu đến chị em các loại sụn được sử dụng trong thẩm mỹ nâng mũi hiện nay.
Trong phẫu thuật thẩm mỹ, sụn nâng mũi hiện nay gồm 2 loại chính là sụn sinh học silicone định hình và sụn tự thân.
1. Sụn nâng mũi silicone định hình
Silicone định hình là chất liệu được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ nói chung và thẩm mỹ nâng mũi nói riêng.
Silicone định hình là hợp chất cao phân tử với thành phần chủ yếu là silicone kết hợp với oxygen, carbon và các gốc hữu cơ như ethyl, phenyl và methyl. Các loại sụn silicone định hình sử dụng trong nâng mũi hiện nay có nhiều cải tiến vượt bậc so với trước đó, sụn có tính chất mềm dẻo, dễ uốn cong theo hình dạng mũi, hình dáng cũng được thiết kế dạng khối đúc liền với nhiều form dáng, kích cỡ khác nhau, phù hợp với nhiều dáng mũi đa dạng.
– Ưu điểm của silicone định hình:
Với thiết kế đúc liền khối, nhiều form dáng, kích cỡ khác nhau, silicone định hình có khả năng dễ dàng tạo hình dáng mũi hài hòa tự nhiên với khuôn mặt.
Chi phí nâng mũi bằng sụn sinh học silicone định hình cũng rất phải chăng, thấp nhất trong các dịch vụ thẩm mỹ nâng mũi.
Chất liệu sụn nâng mũi silicone có độ bền trơ cao nên khi độn vào sống mũi, hình dạng mũi luôn được giữ nguyên, không bị co rút theo thời gian.
– Hạn chế khi nâng mũi bằng silicone định hình
Tính trơ lỳ của silicone định hình là ưu điểm nhưng đồng thời cũng là hạn chế của chất liệu sụn nâng mũi này. Vì độ trơ lỳ cao nên silicone rất khó bám dính vào cơ thể, và chỉ sau 1 thời gian thẩm mỹ nâng mũi, chất liệu độn bị tụt, đè lên vùng mũi gây bóng đỏ, thậm chí đau nhức.
Silicone là chất liệu nhân tạo nên khả năng thích nghi với cơ thể không cao và dễ bị cơ thể đào thải ra ngoài, gây nên các biến chứng không mong muốn sau nâng mũi như: bào mòn da mũi, căng da, lộ sóng mũi, bóng đỏ đầu mũi,…
Bởi vậy, nếu nâng mũi bằng sụn sinh học, bạn nên lựa chọn loại silicone định hình cao cấp với thành phần sinh học thân thiện với cơ thể, tính chất mềm dẻo chuyên biệt và khớp nối hai khấc và đầu tiếp xúc sụn mềm nhằm đảm bảo sự an toàn tối đa cho mũi sau thẩm mỹ, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng hậu phẫu.
Đặc biệt những trường hợp có da mũi căng bóng, dễ dị ứng không nên nâng mũi bằng sụn sinh học.
2. Sụn tự thân sử dụng trong nâng mũi
Cùng với chất liệu silicone định hình, sụn tự thân hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực thẩm mỹ nâng mũi.
Sụn tự thân là loại sụn “sống”, được lấy từ chính cơ thể của người thực hiện nâng mũi nên có khả năng tương thích gần như tuyệt đối khi được cấy ghép vào mũi.
– Các loại sụn tự thân nâng mũi
Trong thẩm mỹ nâng mũi, các loại sụn tự thân được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là sụn vành tai, sụn vách ngăn và sụn sườn.
-
Sụn vành tai
Sụn vành tai là chất liệu sụn nâng mũi được lấy từ vành tai của chính khách hàng. Với đường mổ rất nhỏ khoảng 3 – 4 mm ngay sát rãnh sau tai, bác sĩ sẽ bóc tách lấy 1 mẫu sụn tự thân nhỏ. Sụn vành tai mỏng, có tính chất cong và mềm nên rất thích hợp để bọc đầu mũi.
-
Sụn vách ngăn
Sụn vách ngăn là loại sụn tự thân nằm ở vị trí ngăn cách giữa 2 cánh mũi. Đây là loại sụn có độ tương thích cao nhất với mũi, thường được dùng để dựng trụ chân mũi, giúp kéo dài đầu mũi. Sụn vách ngăn nâng mũi có thể được lấy thông qua đường mổ bên trong lỗ mũi hoặc bên ngoài mũi.
-
Sụn sườn
Sụn sườn thường được lấy ở sườn số 6 hoặc số 7. Để tránh làm cong vênh sụn, bác sĩ sẽ lấy phần lõi trung tâm của sụn sườn, dài khoảng 5 – 7 cm. So với sụn vành tai và sụn vách ngăn, sụn sườn thẳng và cứng hơn, thường dùng để dựng sóng mũi trong các trường hợp da mũi quá căng mỏng và không thể nâng mũi bằng sụn sinh học.
– Ưu điểm khi nâng mũi bằng sụn tự thân
Sụn tự thân là loại sụn “sống”, có độ tương thích cao với cơ thể nên hòa nhập rất tốt, ổn định nhanh chóng khi cấy ghép vào mũi mà không bị di lệch hay đào thải ra ngoài.
Sụn tự thân an toàn với cơ thể, có khả năng chống lại nhiễm trùng và không gây bào mòn da mũi theo thời gian, kết quả nâng mũi sử dụng sụn tự thân ổn định bền vững.
Sử dụng sụn tự thân trong thẩm mỹ nâng mũi giúp hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng hậu phẫu như: căng cứng, bóng đỏ đầu mũi, lộ sóng mũi,…
– Hạn chế của sụn nâng mũi tự thân
Khi nâng mũi bằng sụn tự thân hoặc nâng mũi bọc sụn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải thực hiện thêm 1 công đoạn phẫu thuật nữa là phẫu thuật lấy sụn.
Chi phí khi nâng mũi sử dụng sụn tự thân thường cao hơn so với nâng mũi bằng sụn sinh học đơn thuần.
Nếu tay nghề của bác sĩ phẫu thuật còn non kém hoặc môi trường phẫu thuật lấy sụn không đảm bảo vô trùng, nguy cơ nhiễm trùng, biến dạng, để lại sẹo vùng phẫu thuật có thể xảy ra.
Sụn tự thân có đặc tính co rút nên về lâu dài, mũi sẽ không còn giữ được hình dáng tự nhiên như ban đầu.
Nắm bắt những ưu và nhược điểm của cả 2 loại sụn nâng mũi trên, hiện nay xu hướng kết hợp cả sụn tự thân và silicone định hình (nâng mũi bọc sụn) trong thẩm mỹ nâng mũi được ưa chuộng và ứng dụng phổ biến hơn cả. Với kỹ thuật này, bác sĩ vẫn sẽ nâng cao sóng mũi bằng sụn silicone định hình để tạo sóng mũi cao mềm mại, đồng thời dùng sụn vành tai bọc ở đầu mũi nhằm bảo vệ đầu mũi khỏi biến chứng căng đỏ. Nếu trường hợp mũi ngắn, hếch, sụn vách ngăn sẽ được sử dụng để dựng trụ chân mũi, kéo dài đầu mũi.
Trên đây là những thông tin cơ bản về 2 loại sụn được sử dụng phổ biến trong thẩm mỹ nâng mũi hiện nay. Khi có ý định nâng cấp chiếc mũi của mình, chị em hãy tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn phương pháp nâng mũi với chất liệu sụn an toàn, phù hợp cho mình nhé!
Bài viết hay nhất